Ung thư phổi giai đoạn cuối: Chăm sóc và điều trị thế nào?

Ung thư phổi giai đoạn cuối là thời kỳ nguy hiểm của người bệnh và nỗi ám ảnh của gia đình. Vậy giai đoạn này cần chăm sóc và điều trị cho người bệnh thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện thế nào?

Khi đã trải qua một thời gian dài ủ bệnh, ung thư phổi giai đoạn cuối gây ra cho người bệnh rất nhiều triệu chứng nặng nề.

  • Đau lưng, đau hông dữ dội thường xuyên và liên tục do khối u đã di căn vào xương
  • Co giật, đau đầu, mắt nhìn kém do khối u di căn vào não

ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối

  • Khó nuốt, không ăn uống được nhiều do khối u di căn vào thực quản gây đau rát
  • Tế bào ung thư di căn vào gan gây vàng da

Trước đó, bệnh nhân ung thư phổi thường phải đối mặt với những cơn ho dai dẳng, ho ra máu, hụt hơi,...

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người. Bởi sau khi trải qua trình điều trị, người nhà đều mong muốn tìm được cách kéo dài sự sống cho người bệnh. 

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ khó khăn hơn do thể lực của người bệnh ngày càng suy giảm so với những giai đoạn trước đó. 

Biện pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối gồm:

Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ:

Người bệnh sẽ được chỉ định một số biện pháp như:

ung thư phổi giai đoạn cuối

  • Xạ trị: là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư phổi
  • Hoá trị: là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư phổi với các loại thuốc chuyên biệt
  • Phẫu thuật: Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, vị trí di căn của khối u, mà bác sĩ chỉ định người bệnh có được phẫu thuật hay không
  • Điều trị nhắm trúng đích: là cách nhắm vào sự phát triển, phân chia và lan rộng của tế bào ung thư phổi
  • Liệu pháp miễn dịch: còn gọi liệu pháp sinh học nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Sự suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khiến cho việc tiên lượng thời gian sống trở nên khó chính xác. Vậy ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Câu trả lời phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Giai đoạn bệnh ung thư phổi: Mức độ phát triển của tế bào ung thư phổi ở từng người bệnh là khác nhau và các bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng để người bệnh chuẩn bị tâm lý
  • Phương pháp điều trị: Theo các chuyên gia y khoa, nếu người bệnh nào áp dụng được biện pháp phẫu thuật thì tiên lượng cho thời gian sống sẽ kéo dài. Còn nếu chỉ áp dụng được hóa trị, xạ trị hoặc chỉ áp dụng được một trong hai biện pháp thì thời gian sống sẽ ngắn hơn.
  • Nền tảng thể lực: Có thể cùng ở giai đoạn cuối nhưng do yếu tố thể lực nên các bệnh nhân ung thư phổi có tiên lượng sống không giống nhau.

Nếu mắc ung thư phổi lành tính thì người bệnh có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì thời gian sống thêm chỉ được từ 6 - 18 tháng.

Chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thế nào?

Để người bệnh vượt qua ung thư phổi giai đoạn cuối, cùng với các biện pháp điều trị của sĩ chỉ định, hãy chăm sóc người bệnh và chú ý đến các yếu tố như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Hãy đảm bảo thực đơn mỗi ngày của người bệnh bao gồm tinh bột (gạo, ngũ cốc),chất đạm (sữa, thịt, trứng, cá); Vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây tươi).
  • Thức ăn của người bệnh được chế biến ở dạng dễ hấp thu như cháo, súp
  • Hỗ trợ người bệnh trong khâu vệ sinh, ăn uống, tập luyện nhẹ nhàng vì người bệnh có thể bị nôn, không thực hiện được các hoạt động bình thường trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Động viên người bệnh giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để giúp cho việc điều trị đạt kết quả tích cực hơn

Ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ bớt đi nỗi lo cho người bệnh và người nhà khi được điều trị đúng cách. Hãy thực hành theo những chỉ dẫn của bác sĩ để bạn và người thân luôn bên nhau.